Câu lạc bộ tư vấn tâm lý trung học phổ thông
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Thị xã Bà Rịa - tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» Bình Thuận: Cho con ăn phân người
Đố nhân vật. I_icon_minitime29/8/2013, 10:27 pm by nguyenvandd

» 7 bí quyết tìm “một nửa” trong năm mới
Đố nhân vật. I_icon_minitime26/1/2012, 7:55 pm by hatay10

» Cho em xin phần mềm
Đố nhân vật. I_icon_minitime1/1/2012, 3:13 pm by vovanthanh

» Giáng sinh an lành
Đố nhân vật. I_icon_minitime24/12/2011, 10:06 am by Admin

» Giáng sinh an lành
Đố nhân vật. I_icon_minitime24/12/2011, 10:00 am by Admin

» 18 lời chúc ấn tượng nhất ngày lễ Noel
Đố nhân vật. I_icon_minitime24/12/2011, 9:55 am by Admin

» mong admin giải đáp
Đố nhân vật. I_icon_minitime19/12/2011, 11:09 am by admin1

» co Kim Ngan nho oi!!!
Đố nhân vật. I_icon_minitime1/12/2011, 3:30 pm by admin2

» thắc mắc nhỏ...ý nghĩa lớn...
Đố nhân vật. I_icon_minitime18/9/2011, 1:21 pm by small_star236

Similar topics
Nhân dịp xuân về
Đố nhân vật. I_icon_minitime11/1/2011, 7:19 am by Admin
Nhân dịp xuân về, ban quản trị câu lạc bộ tư vấn tâm lý học sinh kinh chúc quý thầy cô giáo, quý phụ huynh học sinh cùng toàn thể các em đã và đang là học sinh của trường THPT Châu Thành lời chúc an khang, thịnh vượng




Comments: 0
Chúc tất cả quý thầy, cô và các em học sinh
Đố nhân vật. I_icon_minitime31/1/2010, 9:00 am by Admin
ngày Lễ Tình nhân và Tết Canh dần thật ấm áp và tràn ngập...tiền lì xì. Nếu các bạn học sinh thật sự có nhu cầu, Ban chủ nhiệm sẽ tiếp tục tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ vào tháng 3 với chủ đề...Nắng sân trường. Các bạn hãy hồi đáp nha.

Very Happy

Comments: 0
Top posters
Admin
Đố nhân vật. Vote_lcap1Đố nhân vật. I_voting_barĐố nhân vật. Empty 
admin2
Đố nhân vật. Vote_lcap1Đố nhân vật. I_voting_barĐố nhân vật. Empty 
admin1
Đố nhân vật. Vote_lcap1Đố nhân vật. I_voting_barĐố nhân vật. Empty 
teen9x
Đố nhân vật. Vote_lcap1Đố nhân vật. I_voting_barĐố nhân vật. Empty 
alexnguyen
Đố nhân vật. Vote_lcap1Đố nhân vật. I_voting_barĐố nhân vật. Empty 
small_star236
Đố nhân vật. Vote_lcap1Đố nhân vật. I_voting_barĐố nhân vật. Empty 
chim yen
Đố nhân vật. Vote_lcap1Đố nhân vật. I_voting_barĐố nhân vật. Empty 
langtu_datinh
Đố nhân vật. Vote_lcap1Đố nhân vật. I_voting_barĐố nhân vật. Empty 
peluz014
Đố nhân vật. Vote_lcap1Đố nhân vật. I_voting_barĐố nhân vật. Empty 
Minh Anh
Đố nhân vật. Vote_lcap1Đố nhân vật. I_voting_barĐố nhân vật. Empty 
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Statistics
Diễn Đàn hiện có 387 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: libra_200811

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1005 in 448 subjects
Poll
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 17 người, vào ngày 6/5/2010, 8:17 pm
Most active topics
Đồng phục đẹp nhât là áo dài
đề cương hướng dẫn ôn đây rồi
Một số góp ý cho chủ đề tháng 5
đề cương ơn tập Công dân lớp 10, năm học 2009-2010
Câu hỏi hóc búa đây!
áp lực lắm rồi , điên mất đi đc !
Nomal with u....but special with me
nỗi lòng học trò
Vấn đề về mainboard hay nguồn điện?
...... ~.~

 

 Đố nhân vật.

Go down 
Tác giảThông điệp
teen9x




Tổng số bài gửi : 54
Join date : 28/01/2010

Đố nhân vật. Empty
Bài gửiTiêu đề: Đố nhân vật.   Đố nhân vật. I_icon_minitime31/1/2010, 9:10 am

Viết nên đời mình bằng đôi chân
17:19' 24/11/2004 (GMT+7)
Nguyễn Ngọc Ký - cái tên rất đỗi thân thuộc với nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam như một biểu tượng của ý chí vươn lên. Mỗi ngày sống và làm việc, bằng đôi chân, ông đã viết lên huyền thoại về cuộc đời mình.
Người viết 9 đầu sách bằng chân


Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký biểu diễn cắt chữ tại trường quay. Ảnh VTV
Trường quay S9 hôm đó không có cái sôi nổi, ồn ào như thường lệ. Tất cả dường như lắng đọng hơn trong không khí đầm ấm, thân thương. Gương mặt nhiều người nhoè nước mắt. Khi Hoa Thanh Tùng - Người dẫn chương trình - nói lời tạm biệt, sân khấu tràn ngập hoa. Nhiều học trò cũ đưa cả gia đình đến xem thầy Ký giao lưu với khán giả, bạn bè khắp nơi biết thầy Ký ra Hà thành liền ùa lên tay bắt mặt mừng gặp gỡ. Cũng rất nhiều bạn trẻ, chỉ biết Nguyễn Ngọc Ký qua những trang sách nay đến để được nhìn thấy thần tượng của mình bằng xương bằng thịt.
Một vị khách quen của "Những chuyện lạ Việt Nam- Tìm kiếm kỷ lục Guiness", bác Nguyễn Hữu bảo cho biết: "Tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy tận mắt những gì thầy Ký làm, nghe tận tai những gì thầy nói", "Em đã nghe nói về thầy Ký nhiều rồi, cứ nghĩ là không còn gì lạ nữa, nhưng bây giờ mới thấy, thầy làm nên chuyện lạ bằng chính sự vượt lên bản thân mình" - Việt Anh, học sinh lớp 11 trường Đào Duy Từ nói.
- Sinh ra đã thành đôi / Dù đi cuối đất cùng trời có nhau / Khi nằm là đứng, lạ sao / Khi đi hai đứa rủ nhau lại nằm. Đố các bạn là gì? - Thầy Ký bắt đầu cuộc giao lưu cùng khán giả.
... Nhờ đôi chân ấy, Nguyễn Ngọc Ký đã từ một cậu bé bị liệt cả hai tay từ năm lên 4 tuổi có thể vào ĐH, rồi trở thành nhà giáo ưu tú. Và hôm nay, ông ghi tên mình vào Guiness Việt Nam bằng kỷ lục Người viết sách bằng chân nhiều nhất: 9 đầu sách mang tên tác giả Nguyễn Ngọc Ký.
...Cậu bé Ký đã bắt đầu từ mẹt cau của mẹ để viết lên từng trang sách cuộc đời mình. Ông tự bạch: "Khi tôi 4 tuổi, bị bại liệt, hai tay buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai. Tôi nhớ mẹ thường bổ cau rồi xếp vào mẹt thành những hình tròn đồng tâm rất đẹp để phơi. Vừa chăm chú ngồi xem mẹ làm tôi vừa bí mật dùng chân xếp thử. Khi mẹt cau xếp gần xong, bất ngờ chân trái của tôi lóng ngóng làm mẹt cau nghiêng ngả. Tôi sợ run lên, không ngờ mẹ trìu mến động viên, tôi lại hào hứng tiếp tục "chiến công" đầu đời. Trò chơi xếp cau cùng lời an ủi của mẹ đã mở cho tôi một trời hy vọng. Nó thực sự là kỷ niệm ngọt ngào ghi dấu mốc mở đường cho những tháng ngày sau đó. Tôi dùng đôi chân thay đôi tay với bao nhọc nhằn gian khó, từng bước viết lên cuộc đời mình cho đên hôm nay".
Nhà giáo ưu tú, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại Hải Thanh (Hải Hậu, Nam Định). Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (Nay là ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN) năm 1970. 2 lần được Bác Hồ thưởng huy hiệu. Hiện nay thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là cán bộ Phòng Giáo dục quận Gò Vấp (TP.HCM).
Các tác phẩm đã xuất bản:
- Những năm tháng không quên (Tôi đi học) Truyện ký, NXB Kim Đồng, 1970
- Bức tranh vui - Truyện (in chung), NXB Kim Đồng, 1987
- Chú nhện chơi đu - Thơ, NXB Kim Đồng, 1992.
- Quả bí kỳ lạ - Thơ, NXB Trẻ, 1995
- Ngôi nhà hoa - Thơ, NXB Trẻ, 1997
- 101 câu đố vui - Thơ, NXB Trẻ, 1998
- Khoảnh khắc - Thơ, NXB Hội Nhà văn, 1995
- Xứ thần tiên - NXB Trẻ, 2003
- 125 câu đố vui - NXB Trẻ, 2004
Cuốn sách đầu tiên thầy Ký viết là Những năm tháng không quên mang đậm tính tự truyện. Nó được thai nghén và hoàn thành trong những năm tháng sinh viên của thầy. Sau khi tốt nghiệp ĐH, theo lời khuyên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký về quê (Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định) dạy học. Cũng từ đó, ông bắt đầu viết nhiều hơn. 90% sáng tác của nhà giáo ưu tú này là về thiếu nhi. "Tôi đặc biệt thích trẻ thơ, tâm hồm các em như một tờ giấy trắng, được làm một điều gì đó cho các em là một niềm hạnh phúc lớn không chỉ của riêng tôi".
9 tác phẩm, 9 đứa con tinh thần của ông đều ra đời từ những cơn đau dữ dội của bệnh tật, của bàn chân tê buốt. Năm 1990, khi đang là giáo viên trường năng khiếu Hải Hậu, ông cho ra đời tác phẩm có số ấn bản rất lớn - Chú nhện đánh đu (NXB Kim Đồng) - trong thời gian... siêu ngắn: 2 tháng; trong hoàn cảnh cũng hết sức đặc biệt: bị buộc ở nhà trị bệnh viêm cầu thận. "Lên lớp với các em là một niềm vui lớn. Tôi giảng bài say sưa quá, không biết mình bị bệnh. Đến khi mặt mũi phù lên, nhà trường bảo nghỉ tôi vẫn gượng. Các anh ấy phải đề nghị lên Phòng Giáo dục yêu cầu ngừng dạy để tôi trị bệnh. Đó là tháng 11/1990. Ở nhà buồn quá, tôi miệt mài làm thơ. Năm ấy rét đậm, bàn chân buốt nhức như cắt thịt. Trong đúng 2 tháng, tôi hoàn thành tập thơ Chú nhện đánh đu".
Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký lại làm người xem thêm cảm phục bởi sự "khéo chân" của mình. Hàng chữ "Chuyện lạ Việt Nam" thật đẹp được thầy Ký cắt ngay tại trường quay trong vòng vài phút. Một chân cặp thước, một chân cặp bút, ông vạch từng đường đều tăm tắp lên những trang giấy thủ công. Đến mục cắt, ngón cái cặp kéo, tì một chuôi kéo xuống bàn, đường lượn tinh tế của chữ U, chữ C cũng mềm mại uốn theo chiều giấy đang từ từ dịch chuyển. "Tôi thích thủ công từ nhỏ. Tôi đặc biệt thích nặn tượng, xếp que, mày mò làm cái cối xay, gầu nước... Khi không có đôi tay, các cô dạy thủ công cũng ái ngại thay tôi, nhưng chưa bài nào tôi nhận điểm dưới 4 (ngày đó chấm theo thang điểm 5). Bạn bè làm một lần là xong, tôi làm 30-40 lần. Các bài Địa lý, Sinh học cô không bắt vẽ tôi cũng vẽ đầy vở. Ngày 12/4/1961, Thiếu tá Yuri Alekseyevich Gagarin trở về sau chuyến bay đầu tiên đưa con người vào vũ trụ. Trời ơi, chúng tôi tự hào quá. Tôi thức đêm vẽ hàng chục bức hình của người anh hùng Xô viết tặng bạn bè. Mọi người thích lắm vì hình vẽ giống hệt trong ảnh".
Thầy Ký lại tiếp tục cắm hoa bằng đôi chân của mình. Người xem không còn có cảm giác được thoả mãn sự tò mò mà còn thấy ở lẵng hoa thầy Ký cắm những triết lý của một con người. "Tôi rất thích hoa hồng. Tagor từng nói: Hoa hồng là ngôn ngữ của tình yêu. Rồi đến hoa cúc. Nó là biểu tượng của chữ hiếu. Loài hoa ấy gắn liền với truyền thuyết về cô bé tìm hoa kéo dài sự sống cho mẹ. Và đây là bông hoa đồng tiền, đồng tiền vàng, chúc mọi người giàu sang, hạnh phúc". Ông cười hóm hỉnh. Tiếng vỗ tay vang lên không dứt bởi triết lý rất mộc mạc nhưng đầy ý nghĩa của nghệ sĩ cắm hoa bằng chân.
"Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay". Nhưng con người ta chẳng hề khó khi có ý chí vươn lên."Tài lẻ" của thầy Ký có được là do những ngày dài cần cù, nhẫn nại vượt khó. Với "hoa chân" của mình thầy giúp các đồng nghiệp làm các bộ giáo cụ trực quan sinh động môn Địa lý, Sinh vật... Hay thời kỳ làm Bí thư Đoàn trường, kỳ hội họp nào thầy Ký cũng đích thân trang trí phông màn, cắm hoa..."
Những "tài lẻ" ấy đối với nhiều người, tưởng chỉ do "Trời cho". Còn đối với thầy Ký là sự vất vả vươn lên, là sự thể hiện ý chí của một con người bị khuyết thiếu một phần cơ thể.
Người thầy không dùng phấn


Thầy Nguyễn Ngọc Ký đang làm việc tại nhà. Ảnh TN
Cuộc đời của nhà giáo gắn liền với bảng đen, phấn trắng. Nhưng thầy Nguyễn Ngọc Ký không làm như vậy, ông lay động tâm hồn học trò bằng trái tim mình.
Ra trường, theo lời khuyên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Nguyễn Ngọc Ký trở về quê nhà: xã Hải Thanh (Hải Hậu, Nam Định). Lần đầu tiên lên bục giảng, ông gặp muôn vàn khó khăn bởi mình không thể viết bằng phấn. Biết làm thế nào?
Người học trò đầy sáng tạo xưa đã phát minh ra một cách dạy không giống ai: "Tôi cũng vẫn dùng bảng, bảng của riêng tôi. Từ nhà tôi viết bài lên giấy lớn rồi dùng giấy trắng che lại. Giảng đến đâu tôi dùng chân kéo tấm che ra đến đấy như kéo rèm cửa vậy".
Anh Nguyễn Văn Hùng, hiện là giáo viên dạy Văn tại Hà Nội nhớ lại: "Với mỗi bài văn bài thơ, thầy đã biến nó trở thành một câu chuyện thú vị đối với chúng tôi. Thầy đã dạy chúng tôi bằng chính cuộc đời mình.
"Nhiều đêm tôi trăn trở với suy nghĩ bài giảng ngày mai sẽ có gì mới cho các em. Đôi chân có thể làm được nhiều việc, nhưng dù sao nó cũng chỉ là đôi chân. Không thể cầm phấn. Mình phải nói làm sao cho học trò thấy thú vị dù trên bảng không có những dòng chữ màu trắng thiêng liêng" - Thầy Ký tâm sự.
Năm 1983, người thầy không dùng phấn làm cả hội đồng giám khảo thán phục trong cuộc thi giáo viên giỏi Hà Nam Ninh. Ông trở thành giáo viên giỏi toàn tỉnh. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký chuyển lên huyện dạy trường Năng khiếu cấp II Hải Hậu. Từ đó ông càng cố gắng hơn cả trong đi lại và trong giảng dạy: "Văn chương luôn cần sự đồng sáng tạo, tôi luôn muốn tạo cho học trò mình tâm thế khi tiếp nhận tác phẩm văn chương. Người giáo viên chỉ là trọng tài, chính học trò phải là người đối thoại với tác giả, với nhân vật. Điều đó chỉ có được khi có những câu hỏi tình huống tốt.
Nguyễn Thuý Nga - học trò của thầy Ký - hồ hởi kể: Giờ học của thầy hào hứng lắm, ngày đó chúng tôi còn đố nhau xem hôm nay thầy sẽ cho ăn món gì mới. Như trong câu thơ: Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (Không biết ba trăm năm lẻ nữa/Người đời ai khóc Tố Như chăng). Thầy bảo: Chằng lẽ một đại văn hào lại có ý nghĩ vị kỷ như thế? Ông chỉ lo cho bản thân mình? Em nào có ý kiến khác? Chúng tôi tranh luận một hồi, thầy kết luận: Thực ra câu thơ ấy phải đặt trong bố cục bài Độc Tiểu Thanh Ký. Câu thơ nên được hiểu là: Không biết ba trăm lẻ nữa có ai còn khóc Tiểu Thanh như Tố Như hôm nay đã khóc nàng? Học thầy thật thú vị vì thầy chỉ gợi ý, còn chúng tôi cứ mạnh dạn tự tìm lấy đích là giá trị thật sự của văn chương".
Những tiết học của người thầy viết bằng chân ấy luôn tràn ngập thơ ca, nó khắc sâu vào tâm trí học trò cũng bằng một thứ giai điệu rất nhẹ nhàng nhưng cực kỳ sâu lắng. "Nghĩ ra câu hỏi tình huống hay rồi, nhưng thầy hỏi và trò đứng lên trả lời tuần tự cũng chán, tôi nghĩ ra việc làm câu đố bằng thơ để gợi ý cho học trò. Các em nhớ lâu hơn và giờ học cũng nhẹ nhàng hơn. Chẳng hạn tôi đố các em: Đố các em đây là ai nhé? Tay cầm bút hịch truyền dậy sóng/Tay cầm gươm sấm động kinh thiên/Ba lần công lớn bình Nguyên/Ngàn thu bốn cõi lừng tên anh hào".
Thầy Ký "kéo bảng", trên nền giấy trắng hiện lên bức tranh thầy vẽ vị anh hùng đeo gươm cầm sách Trần Quốc Tuấn, giờ giảng văn về bài "Hịch tướng sĩ" bắt đầu.
Cô Vũ Thị Hường, học sinh cũ biết tin thầy ra Hà Nội đã dẫn cả gia đình đến trường quay S9: "Tôi không thể quên được cái ngày gặp thầy, câu đầu tiên thầy đọc trong bài giảng hôm ấy là một câu đố: Đức tài rực sáng sao Khuê/Bút là gươm sắc phò Lê cứu đời/Lấy dân làm đạo làm vui/Hùng văn thủa ấy đất trời còn vang. Vậy là hình ảnh Nguyễn Trãi với bài Cáo bình Ngô cứ in mãi trong tâm trí tôi. Sau này, mỗi lần lên lớp, tôi lại tự hào nói với học sinh rằng mình là cựu học trò của thầy giáo huyền thoại Nguyễn Ngọc Ký. Tôi thường đọc lại những bài thơ của thầy cho các em".
Với sự đồng điệu của một nhà thơ, kinh nghiệm sống của một con người luôn biết vượt qua hoàn cảnh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký còn làm chuyên gia tư vấn cho Tổng đài 1088 Thành phố Hồ Chí Minh. Rất nhiều bậc cha mẹ học sinh đã tìm được nơi thầy Ký những kinh nghiệm giáo dục con cái của một nhà sư phạm. Nhưng theo thầy, nhiều nhất vẫn là điện thoại của những cô cậu học trò tuổi hoa nhờ gỡ rối tơ lòng. Những lời khuyên chân thành của thầy đã khiến nhiều nỗi băn khoăn, thậm chí cả những con người tuyệt vọng đã tìm được hành động đúng đắn cho mình. Nhà giáo không dùng phấn này còn đang làm công việc chính của mình là thiết kế chương trình hoạt động ngoại khoá cho học sinh trường tiểu học của quận Gò Vấp (TP.HCM) trong cả một năm học.
Những điều chưa kể về một con người huyền thoại.
Đời sinh viên với chiếc đèn dầu đặc biệt
Lớp 7 (hệ 10 năm) là học sinh giỏi toán Quốc gia; lớp 10 - học giỏi văn, tốt nghiệp phổ thông đạt loại xuất sắc và được gọi thẳng vào Đại học. Nguyễn Ngọc Ký còn nhớ như in trong giấy gọi vào khoa Văn ĐH Tổng hợp có ghi dòng chữ: "Chúng tôi rất vinh dự được đón em vào trường" của thầy hiệu phó.
Ngày nhập trường cũng là ngày chàng sinh viên Nguyễn Ngọc Ký đặt bút viết tác phẩm đầu... chân: Những năm tháng không quên (Tôi đi học).
Sức khoẻ yếu với những khó khăn của vùng sơ tán Đại Từ (Thái Nguyên) nhiều khi không cho anh đủ sức học tập trên giảng đường. "Với ý nghĩ : xa trường xa lớp quyết không xa rời sách vở trong thời gian ở lán chữa bệnh, tôi đặt sách lên bàn, đứng học. Đứng mỏi lại ngồi. Trời nóng quá, ngồi nhiều, nhọt lên sưng tấy không thể tiếp tục ngồi được, tôi nằm kê sách vào tường để đọc".
Thời chiến tranh, dầu không có, mỗi người chỉ được cấp một lượng rất nhỏ. Anh sinh viên Nguyễn Ngọc Ký đã mài đầu ống kim tiêm cho vào đó một chút bông, nhúng cổ đèn đó xuống mực Cửu Long đựng dầu. "Gió núi thổi ù ù, ngon đèn dễ tắt, tôi lấy ống nghiệm, khoan lỗ thông hơi chụp vào làm bóng, gắn thêm gương cho phản xạ ánh sáng đủ để đọc". Đốm lửa nhỏ đã nuôi ước mơ lớn. Chính trong thời gian đó, những trang bản thảo Tôi đi học ngày một dày thêm. Cứ như thế, Nguyễn Ngọc Ký đọc, viết không mệt mỏi. "Có những đêm tôi viết say quá thức đến 3-4 giờ sáng, giật mình nghe tiếng gà gáy liền chuẩn bị lên lớp học".
4 năm sau, tập sách ra mắt độc giả, đó cũng là năm Nguyễn Ngọc Ký bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp với đề tài "Bác Hồ với thiếu nhi qua các tác phẩm thơ văn của Người".
Gõ bàn phím bằng... chân, người liệt cả hai tay... bơi giỏi
Có lẽ các hãng máy tính lớn trên thế giới sẽ vô cùng mừng rỡ khi biết rằng ở Việt Nam có người bị liệt hai tay dùng hai bàn chân gõ máy tính. Biết đâu một hình ảnh như thế lại chẳng trở thành một biểu tượng trên toàn thế giới về ứng dụng công nghệ tin học. "Viết bằng chân nhiều quen rồi, nhưng đến khi có máy tính, thấy người ta giới thiệu về công dụng của nó như lưu trữ, soạn thảo, truy cập... tôi nghĩ mình không thể là người ngoài cuộc. Thế là mua máy về tập. Đầu tiên là dùng hai chiếc bút kẹp vào chân để gõ, nhưng đầu bút cứng quá, sau tôi dùng hai chiếc bút chì, quay đầu tẩy lại để gõ, vừa có tình đàn hồi cao vừa đỡ xước phím". Chiếc máy tính cá nhân đã giúp thầy Ký soạn thảo những trang giáo án, viết thêm những tác phẩm của mình.
Chuyện người không tay biết bơi, lại bơi giỏi mới thực sự là chuyện khó tin nhưng có thật. Người vợ hiện nay của ông, bà Vũ Thị Dậu nói: "Đi biển mình cứ đứng trên bờ lo ngay ngáy, thế mà ông ấy thì cứ cười hề hề mà bơi ra xa" Thì ra Nguyễn Ngọc Ký đã tập bơi, rồi bơi giỏi từ hồi còn niên thiếu. Nhưng cậu bé bị liệt hai tay đó tập bơi bằng cách nào?
Thầy Ký kể: "Thấy các bạn bơi được, tôi cũng muốn thử xem sao. Ban đầu tôi lấy một cây chuối dài kẹp vào cổ, nổi được rồi thì chặt ngắn dần chuối đi. Đến khi phao chuối còn 20-30cm thì tôi bỏ hẳn ra và...bơi. Tất nhiên, ban đầu cũng đôi lần uống nước. Nhưng tôi không nản, không sợ. Và rồi, chỉ với hai chân tôi cũng bơi được".
Người say mê thể thơ ba câu
"Tôi rất thích thể thơ hai câu của Nhật, nó cô đọng hàm súc lắm, ở ta đọc thơ Tứ tuyệt cũng rất thú, nhưng có cái gì đó tròn trịa quá. Toi muốn làm một thể thơ có độ mở, và gần như không có kết thúc. Mỗi bài thơ đều để câu kết cho độc giả suy ngẫm". Vì thế, ông làm thơ ba câu. Chính ông đã dùng thể thơ đó để viết lên những vần thơ cuộc đời.
Ông dạy con của mình bằng chính tình yêu thương, sự nhân từ và những kinh nghiệm một đời.
Biết mơ những khoảng trời
Biết cười trong nước mắt
Biết cắt những cái thừa
(Để thành đạt)
"Không có ước mơ sẽ không thấy đời đáng sống. Cuộc đời nhiều khi không như ta mong muốn, phải biết đứng lên khi thất bại. Không ai hoàn hảo, nhất là người tàn tật có nhiều thời gian, phải biết cắt đi những cái không cần thiết để hoàn thiện mình.
Như một triết lý cuộc đời, trong bài "Biết mình" ông viết :
Không đỉnh cao nào không vời vợi cách xa
Không đỉnh cao nào không kề cận bên ta
Khi ta biết thắng mình mỗi phút giây qua
Hạnh phúc trong gia đình càng làm cho chuyên gia tư vấn 1088 Nguyễn Ngọc Ký đồng cảm với bao cảnh phân ly, những chuyện buồn trong bi kịch gia đình thời hiện đại: "Tôi làm tư vấn tôi biết, nhiều hoàn cảnh éo le, vợ hay chồng đi công tác xa, về nhà lại chịu cảnh ông ăn chả, bà ăn nem, buồn lắm. Tôi làm bài thơ "Cay" cũng xuất phát từ điều đó: "Mãi đi khắp đó đây/ Về ăn trái ớt ngọt/ Bỗng lòng thấy cay..."
Nguyễn Ngọc Ký, nhà giáo làm thơ đã trở thành một tác giả quen thuộc trong tâm hồn người yêu thơ. Mỗi câu thơ ông viết đều mang màu sắc triết lý sâu xa. Điều đó có lẽ cũng bởi câu thơ khởi phát từ một ý chí kiên cường và cái tâm trong sáng.
Con người vui từ ngã bẩy ngã ba vui về ấy có cả một "Trời vui" : "Gió thiếu trời oi/ gió thừa trời bão/ gió đủ ngân tiếng sáo, trời vui" và rồi rưng rưng nước mắt "Bên mộ mẹ ":
Chúng con đi khắp trời xa
Mẹ vẫn nằm đây dưới chiều tà
Bao năm thương nhớ vỡ oà phút giây!
Phương Đông - Káp Thành Long (Tiền Phong) Shocked
Về Đầu Trang Go down
 
Đố nhân vật.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lời nhắn gửi của Ban quản trị
» Nhân dịp xuân về
» Nói về nữ anh hùng nhân ngày 20/10

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Câu lạc bộ tư vấn tâm lý trung học phổ thông :: HỘI QUÁN - CÂU LẠC BỘ :: Thi tài - Đố vui-
Chuyển đến